Thành phố Cao Bằng quan tâm phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí
- Thứ ba - 25/12/2018 10:28
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Xác định, chăm lo phát triển giáo dục, đào tạo là hướng tới xây dựng con người phát triển toàn diện, làm chủ thể sáng tạo và nguồn lực quyết định sự nghiệp phát triển KT-XH của địa phương, trong những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo Thành phố Cao Bằng đã không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, qua đó đã thu được những kết quả nổi bật trong công tác giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn.
5 cá nhân của ngành GD & ĐT Thành phố vinh dự được nhận Huân chương lao động hạng 3
Công tác phổ cập giáo dục (PCGD) được Thành phố quan tâm thực hiện từ nhiều năm trước, vì vậy đến năm 2001, Thành phố đã được công nhận PCGD THCS; năm 2005 hoàn thành PCGD Tiểu học; năm 2013 đạt PCGD Mầm non cho trẻ 5 tuổi. Để duy trì, củng cố, nâng cao kết quả PCGD đã đạt được, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn, Thành phố đã tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và trong công tác PCGD nói riêng; đồng thời tiếp tục đầu tư kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị nhằm từng bước chuẩn hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật; đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục, tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục; thực hiện đồng bộ các giải pháp đối với công tác xã hội hóa trên lĩnh vực giáo dục; tuyển dụng bố trí giáo viên dạy đủ môn theo qui định, có trình độ đạt chuẩn trở lên, tăng dần tỉ lệ huy động và giảm tỉ lệ bỏ học.
Trong 5 năm qua, mạng lưới trường, lớp học trên địa bàn Thành phố được hoàn thiện và phát triển ở tất cả các bậc học. Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố có tổng số trên 11.400 học sinh và hơn 1.100 cán bộ, giáo viên nhân viên với 37 trường học (gồm: 12 trường mầm non, mẫu giáo; 15 trường tiểu học và 10 trường THCS). Trong đó, Thành phố đã xây dựng mới được 02 trường học (gồm Trường Mầm non Sông Bằng, Trường Tiểu học Tân Giang); xây dựng mới 154 phòng học, đưa tỷ lệ kiên cố hóa lên 94%, có 16/36 trường công lập đạt chuẩn quốc gia.
Tỷ lệ học sinh các cấp học được đến lớp ngày càng cao: ở bậc Mầm non: nhà trẻ đạt 35%, mẫu giáo từ 3-5 tuổi đạt 98% (trong đó trẻ 5 tuổi đạt 100%); bậc Tiểu học đạt 100%; THCS đạt 99,9%; THPT đạt 90%.
Công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập; phong trào xây dựng xã hội học tập;… được thực hiện tốt. Từ năm học 2012-2013, Thành phố đã triển khai ứng dụng thí điểm CNTT trong quản lý và giảng dạy tại 6 trường học trên địa bàn với 2 nội dụng Sổ liên lạc điện tử và Camera mầm non. Qua 2 năm triển khai sổ liên lạc điện tử đã có hơn 2.000 phụ huynh đăng ký sử dụng, riêng hệ thống Camera mầm non đã được đông đảo phụ huynh đăng ký sử dụng dịch vụ, các bậc phụ huynh có thể quan sát việc học tập vui chơi của trẻ trên trang Web của nhà trường mà không phải lo lắng khi không ở bên trẻ, đảm bảo gia đình có thể theo dõi mọi hoạt động của trẻ ở bất kỳ nơi đâu. Các cuộc thi về ứng dụng CNTT trong dạy và học cũng được triển khai sâu rộng và hiệu quả. Theo đó nhiều phần mềm do học sinh tham gia lập trình cũng có hiệu quả tích cực, khác với những trò chơi điện tử hoặc game3k đơn thuần.
Thực hiện các cuộc vận động, phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và đẩy mạnh việc học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các trường học, các thầy, cô giáo đã nêu cao tinh thần “tất cả vì học sinh thân yêu”, trong khó khăn vẫn say mê sáng tạo, cải tiến phương pháp dạy học. Trong giai đoạn 2009-2014, Thành phố có 12 đồng chí cán bộ quản lý là tấm gương tiêu biểu có nhiều sáng kiến, giải pháp hữu ích trong lĩnh vực quản lý giáo dục như: đồng chí Nguyễn Thị Dung- Hiệu trưởng Trường THCS Thị Xuân, đã nhiều năm liên tục đạt các danh hiệu: Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen; đồng chí Hoàng Thị Mai- Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hưng Đạo đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3; đồng chí Bàn Thị Chẩy- giáo viên trường Tiểu học Hợp Giang, đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, nhiều năm đạt các danh hiệu: Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, được Công đoàn Giáo dục Việt Nam tặng Bằng khen,...
Chất lượng giáo dục ở các bậc học có chuyển biến tốt. Năm học 2014-2015, Thành phố có 99% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học; 100% học sinh THCS được xét tốt nghiệp; 100% phường xã trên địa bàn đủ điều kiện để công nhận duy trì kết quả chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; 11/11 phường xã được công nhận duy trì kết quả chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; 4 đơn vị trường học gồm: Tiểu học Hợp Giang, Ngọc Xuân, Đề Thám, Duyệt Trung được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; 100% xã phường duy trì kết quả phổ cập giáo dục THCS. Riêng đơn vị Phòng GD&ĐT thành phố được khối thi đua đề nghị Sở GD&ĐT tỉnh khen toàn diện dành cho đơn vị đạt điểm xuất sắc.
Công tác khuyến học, khuyến tài được quan tâm đẩy mạnh với nhiều hình thức biểu dương, hỗ trợ học tập thiết thực, nổi bật là sự đóng góp của Hội Khuyến học Thành phố và cá nhân bà Chu Thị Thìn- Phó chủ tịch Hội. Nhờ vậy đã có nhiều học sinh “vượt khó, chăm ngoan, học giỏi” như: em Nguyễn Khánh Triển- Trường Tiểu học Nam Phong đạt huy chương bạc Cuộc thi giải toán trên internet cấp quốc gia, huy chương đồng Cuộc thi toán tuổi thở toàn quốc năm học 2013-2014; em Bế Ngọc Hoa- Trường Tiểu học Hợp Giang và em Nguyễn Thị Vân- Trường THCS Hợp Giang đã được giải môn toán trên mạng internet năm học 2013-2014;…
Để phát huy các kết quả đã đạt được, Thành phố đã đề ra chủ trương: Tiếp tục chú trọng phát triển quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh phong trào thi đua Dạy tốt - Học tốt, đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục đào tạo, phấn đấu có thêm 1 trường học đạt chuẩn quốc gia trong năm học tới.