Các loại tấm lợp nhà để xe lấy sáng đẹp hiệu quả cao

Thành viên:   |   Bài viết: 6 |  Thứ sáu - 09/11/2018 10:54
Tấm lợp nhà để xe đang được nhiều người lựa chọn và sử dụng trong cuộc sống. Tuy nhiên, một số người vẫn còn chưa hiểu rõ về các loại tấm lợp này. Vậy tấm lợp nhà xe là gì và lắp đặt như thế nào? Sau đây là toàn bộ thông tin chi tiết liên quan đến loại tấm lợp này.

 

1. Tấm lợp nhà xe là gì?

Tấm lợp nhà xe đang được nhiều người ưu tiên chọn lựa và sử dụng nhiều trong đời sống. Những tấm lợp này được làm và sản xuất từ nhựa polymer dẻo. Đặc trưng của nhựa này sẽ được kết nối bằng cacbonat. Tấm lợp lấy sáng nhà để xe thường được sử dụng trong các nơi công cộng như: Trường học, bệnh viện,...

Loại vật liệu này có tính năng nổi bật bởi độ cứng và chịu đựng thời tiết tốt. Do đó, nó được sử dụng cho các công trình ngoài trời lớn trong thời gian khá dài. Trọng lượng của tấm lợp nhựa khá nhẹ và chỉ bằng 1/7 của vật liệu tôn thép. Đây là một trong những ưu điểm khi xây dựng bãi để xe bởi dễ mang vác và lắp đặt. Điều này cũng sẽ tiết kiệm thời gian xây dựng cũng như việc bảo hành, sửa chữa trong thời gian dài. 

Hình 1: Tấm lợp nhà xe là gì

2. Tấm lợp nhà để xe có những loại nào?

Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm tấm lợp nhà để xe. Tuy nhiên tấm lợp sáng làm bằng poly vẫn được nhiều người lựa chọn. Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về những loại tấm lợp này.

Tấm lợp poly đặc ruột

Tấm lợp poly đặc ruột có hình dạng phẳng và bề mặt sáng bóng cùng với độ cứng, bền cao. Tuy cứng nhưng loại này có thể uốn cong hình vòng cung và lắp đặt kiểu mái vòm dễ dàng. Ngoài ra, loại này còn được phủ một lớp UV trên bề mặt. Điều này sẽ giúp ngăn chặn các tia cực tím có gây hại đến da và mắt của con người.

Dạng đặc ruột của tấm lợp poly thường được sản xuất với chiều dài lên đến 20m, 30m. Do đó, sẽ được cuộn lại và dễ dàng vận chuyển, lưu kho. Khổ ngang của tấm lợp đặc là 1m22 hoặc 1m52 cùng với độ dày từ 2mm đến 10mm. Tấm lợp này có giá khá cao nhưng đổi lại nó được bảo hành đến 10 năm và độ bền trên 15 năm.

Hình 2: Tấm lợp Poly đặc ruột

Tấm lợp poly rỗng ruột

Tấm poly rỗng ruột thường có thiết kế bề mặt phẳng nhưng có các lỗ rỗng cách đều ở giữa. Vì vậy, nó sẽ tạo được sự thông thoáng và cách nhiệt tốt. Tấm lợp poly rỗng thường được sản xuất với kích thước là 2m1 x 5m8. Các độ dày phổ biến của nó bao gồm 4mm, 5mm, 6mm, 10mm. Tấm lợp này cũng dễ dàng vận chuyển và lưu khó hoặc có thể cuộn lại. 

Tôn sóng lấy sáng poly

Tôn sóng lấy sáng poly có dạng như tấm tôn kim loại lợp mái truyền thống. Nó thiết kế tương tự như tôn hoa sen. Do đó, với loại này có thể sử dụng kết hợp với công trình để lấy sáng một phần. Loại này thường được phân loại theo kiểu sóng là kiểu sóng tròn và sóng vuông. Kích thước của mỗi loại là khác nhau nên tùy vào nhu cầu và sở thích để lựa chọn.

Độ dày tôn sóng này sẽ không cao và không đa dạng như hai loại trên. Thông thường sẽ có độ dày là 0.8mm, 1mm và 1.5mm. Vì vậy, trọng lượng tấm lợp khá nhẹ và rất thuận tiện cho việc vận chuyển và lắp đặt. 

Hình 3: Tôn sóng lấy sáng poly

3. Cách lắp đặt tấm lợp nhà để xe đúng chuẩn

Sau đây là các bước lắp đặt tấm lợp nhà để xe chính xác nhất để mọi người tham khảo.

Bước 1: Chuẩn bị tấm lợp

Người tiêu dùng nên lựa chọn tấm lợp có độ dày và kích thước phù hợp với công trình. Cần xác định mặt có lớp chống tia UV để hướng ở lên trên. Đối với tấm poly rỗng thì bạn cần bịt kín hai đầu với băng keo để tránh nước và bụi bẩn xâm nhập.

 

Bước 2: Cắt các tấm lợp theo kích thước đã đo trước

Nếu bạn sử dụng dao rọc giấy thì nên dùng các loại dao bén sắt để cắt. Đồng thời dùng thước đặt theo đường thẳng đã được đo sẵn để đảm bảo đường cắt không lệch. Nếu bạn sử dụng máy cắt cầm tay thì nên dùng loại có lưỡi cưa dày và sắc. Điều này sẽ cắt các tấm lợp không bị bể cạnh.  

Bước 3: Thiết kế khung sườn cho mái nhà xe

Bạn cần xác định được khoảng cách của đà giọc và đà ngang để chịu trọng lượng vật liệu.

Thông số này sẽ phụ thuộc vào tấm lợp rỗng ruột hay đặc ruột cùng độ dày là bao nhiêu. Độ nghiêng và độ cong của khung lợp sẽ liên quan với độ uốn của tấm lợp. Cùng với đó là khả năng thoát nước của mái lợp.

Bước 4: Lắp đặt các tấm lợp 

Bạn cần giữ nguyên lớp PE bảo vệ bên ngoài trong quá trình lắp đặt và tháo ra khi đã xong. Bởi hơi nóng của mặt trời có thể làm màng này chảy ra và bám vào tấm lợp. Bạn cũng cần khoan mồi các lỗ trên tấm lợp trước khi lắp vào khung. Những lỗ khoan này cần lớn hơn đinh vít 2mm và khoảng cách là 500 - 600mm Để vật liệu có thể bị thay đổi dãn nở khi nhiệt độ thay đổi.

Nên bắt vít theo chiều từ trên xuống và vuông góc với bề mặt của tấm lợp. Vì nếu bị nghiêng thì sẽ gây hư hỏng vật liệu, đồng thời làm rò rỉ nước. Lực siết vít cần phải đảm bảo đủ để không bị ảnh hưởng cho tấm lợp. Ngoài ra, cần sử dụng miếng đệm lót cao su dành cho tấm lợp khi tiến hành bắt vít. Bên cạnh đó, lắp tấm poly dư ra khoảng 100mm so với khung để nước không chảy ngược lại.

Hình 4: Cách lắp đặt tấm lợp nhà để xe đúng chuẩn


Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về nội dung tấm lợp nhà để xe. Chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về loại tấm lợp để xe này. Hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức và nhiều may mắn trong cuộc sống nhé!

Nguồn tin: TNC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây